MEMBER LOGIN / register
Galleries
Vietnam's coffee exports in January are estimated to have dropped 17.6 percent from a year earlier to 120,000 metric tons, while rice exports likely fell 29.5 percent, government data released on Friday showed.
CAREER OPPORTUNITIES
CEL is a unique firm specialized in Supply Chain Management providing consultancy, technology and training solutions in the field of Demand Management, Supply Chain, and Logistics in emerging markets. Agility, efficiency, and scalability being critical conditions for success in fast-growing economies, we have tailored our approach around the dynamics and constraints specific to the emerging environment. We offer insights, perspectives, solutions, and deliver financial results to our clients in Asia, South America, Africa, and Oceania. For this, we develop new generation business solutions integrating the latest technologies including Big Data, Machine Learning, Modeling and Simulation.
CEL is a unique firm specialized in Supply Chain Management providing consultancy, technology and training solutions in the field of Demand Management, Supply Chain, and Logistics in emerging markets. Agility, efficiency, and scalability being critical conditions for success in fast-growing economies, we have tailored our approach around the dynamics and constraints specific to the emerging environment. We offer insights, perspectives, solutions, and deliver financial results to our clients in Asia, South America, Africa, and Oceania. For this, we develop new generation business solutions integrating the latest technologies including Big Data, Machine Learning, Modeling and Simulation.
We, YUSEN LOGISTICS (VIETNAM) CO., LTD was established in 2003 with 19 offices in Vietnam.
With the core supply chain elements, such as International Freight Forwarding (by air or ocean), Contract Logistics - Warehousing, and Transportation (such as trucking), Yusen Logistics (Vietnam) Co., Ltd can offer complete supply chain solutions utilizing high quality infrastructure, modern warehouse facilities, and proven IT systems to meet and exceed the expectations of our customers.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI TẬP 1: LỘ TRÌNH HƯỚNG TỚI VẬN TẢI PHÁT THẢI CÁC-BON THẤP
2020-07-23 16:55:55
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG NGÀNH
GIAO THÔNG VẬN TẢI
TẬP 1: LỘ TRÌNH HƯỚNG TỚI VẬN TẢI PHÁT THẢI CÁC-BON THẤP
Lời nói đầu
Nhóm ngân hàng thế giới Biến đổi khí hậu rất có thể sẽ làm ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình phát triển của Việt Nam. Với gần 60% diện tích đất liền và 70% dân số phải đối mặt với nguy cơ thiên tai, Việt Nam so với toàn cầu là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước các sự kiện thời tiết dai dẳng và cực đoan. Trong 25 năm qua, các hiện tượng thời tiết cực đoan đã làm thiệt hại 0,4 - 1,7% GDP, trong khi đó biến đổi khí hậu được dự đoán sẽ tăng mạnh vào năm 2050. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Việt Nam đang trở thành một trung tâm phát thải khí nhà kính đáng kể. Mặc dù lượng phát thải tuyệt đối của Việt Nam vẫn còn nhỏ so với các quốc gia phát triển hơn nhưng khối lượng này đang tăng nhanh, thậm chí là quá nhanh so với quy mô nền kinh tế. Việt Nam là nền kinh tế phát thải nhiều các-bon thứ 13 trên thế giới, được đo bằng lượng phát thải trên GDP và xếp thứ 4 trong số các nước thu nhập thấp và trung bình ở Đông Á.
Ngành Giao thông vận tải đóng vai trò quan trọng trong những xu hướng mới diễn ra gần đây này. Thu nhập và tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng mạnh đã dẫn đến quá trình cơ giới hóa nhanh chóng tại Việt Nam, đất nước với khoảng 96 triệu dân và gần 40 triệu phương tiện, trong đó có 35 triệu xe máy. Mặc dù tỷ lệ sở hữu ô tô vẫn còn tương đối thấp ở Việt Nam nhưng cùng với việc gia tăng thu nhập, ô tô đang nhanh chóng thay thế xe máy, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Tỷ lệ sử dụng giao thông công cộng vẫn còn thấp, một phần do mức độ phát triển mạng lưới thấp và một phần do tính thuận tiện cũng như chi phí phải chăng của xe máy. Nhờ những thành tựu phát triển kinh tế và hội nhập nhanh chóng với thương mại thế giới, vận tải hàng hóa tại Việt Nam đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong những năm gần đây. Đường bờ biển dài và mạng lưới đường thủy nội địa rộng khắp của Việt Nam đã được sử dụng rộng rãi cho việc vận chuyển hàng hóa; tuy nhiên, tỷ trọng so với phương thức vận tải đường bộ lại đang giảm dần.
Mạng lưới giao thông của Việt Nam dù đã được mở rộng với tốc độ đáng kinh ngạc trong hai thập kỷ qua nhưng ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với nguy cơ thiên tai. Ngày nay, mạng lưới đường bộ của Việt Nam kéo dài tới hơn 400.000 km, phần lớn không được xây dựng để ứng phó các kịch bản thiên tai cực đoan, dự kiến sẽ trở nên thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu. Nếu không đầu tư cải thiện khả năng chống chịu của mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông hiện có, những thành tựu của Việt Nam trong việc tạo ra kết nối tới toàn bộ các cộng đồng nông thôn có thể bị phá hủy. Bên cạnh đó, khả năng chống chịu của hạ tầng kết nối cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc đảm bảo thành công trong dài hạn của nền kinh tế, vốn phụ thuộc nhiều vào thương mại bên ngoài và ngày càng phụ thuộc vào các kết nối liền mạch giữa nông thôn và thành thị. Báo cáo phân tích “Giải quyết Vấn đề Biến đổi Khí hậu trong ngành Giao thông Vận tải Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới và một số đối tác thực hiện với sự hỗ trợ của Bộ Giao thông Vận tải nhằm mục đích đưa ra tầm nhìn và chiến lược cho giao thông thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nhằm giảm thiểu lượng khí thải các-bon của ngành đồng thời đảm bảo khả năng chống chịu trước những rủi ro trong tương lai. Kết quả phân tích và khuyến nghị được trình bày trong hai tập của báo cáo: Tập 1 Lộ trình Hướng tới Vận tải Phát thải Các-bon Thấp và Tập 2 - Giải quyết Vấn đề Biến đổi Khí hậu trong ngành Giao thông Vận tải. Tập đầu tiên nêu các cách mà Việt Nam có thể thực hiện để giảm lượng khí thải các-bon bằng cách kết hợp các chính sách và hoạt động đầu tư đa dạng, theo những mức độ tham vọng và nguồn lực khác nhau. Tập thứ hai đưa ra khung phương pháp nhằm phân tích mức độ Trang | xiv quan trọng và tính dễ bị tổn thương của mạng lưới cũng như các ưu tiên đầu tư để tăng cường khả năng chống chịu.
Hai Báo cáo này được thực hiện vào một thời điểm quan trọng khi Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực cập nhật Đóng góp quốc gia tự quyết định và đề ra kế hoạch đầu tư công trung hạn cho giai đoạn tiếp theo 2021 - 2025. Chúng tôi hy vọng rằng các kết quả này có thể cung cấp những thông tin hữu ích và khuyến nghị cụ thể đối với các văn bản quan trọng nêu trên, góp phần vào thành tựu của Việt Nam trong việc phát triển ngành vận tải các-bon thấp và có khả năng chống chịu.
Tham khảo thêm, tại đây.